5 kinh nghiệm tôi đối phó món nợ một tỷ đồng cận Tết

Cập Nhật:2025-01-30 22:38    Lượt Xem:155

5 kinh nghiệm tôi đối phó món nợ một tỷ đồng cận Tết

Điện thoại reo inh ỏi, tin đòi tiền tới tấp. Công việc chính không còn, thu nhập không có. Bất cứ khoản nào kiếm được như gió vào nhà trống.

Không còn khả năng trả nợ. Ai đã từng trải qua sẽ thấy đó là những ngày thật kinh khủng.

Tôi đã từng như vậy. Lần đầu, tôi nợ hơn một tỷ. Lần hai, con số lớn hơn gấp nhiều lần. Nhưng tôi vẫn đứng dậy được. Tôi sẽ kể về câu chuyện lần đầu, lúc đó còn khá trẻ, và thật sự trải qua những cảm xúc phức tạp.

Đó là năm 2016, do quản lý tài chính quá kém. Tôi chỉ biết bán hàng, thu tiền, mà không biết công nợ đang bao nhiêu, tồn kho thế nào. Rồi cùng lúc triển khai hai startup: trung tâm tiếng Anh và thương mại điện tử.

Gần 40 nhân sự, các bạn quản lý lại quá non trẻ. Không có kế toán đủ kinh nghiệm để hỗ trợ được phần quản lý tài chính. Thực sự là sản phẩm bán chạy, tiền về nhiều, mà không kiểm soát được tiền, thêm điểm yếu là quá tin người, để một số nhân sự trục lợi. Dẫn tới kết cục không thể khác khi Facebook siết chặt quảng cáo tại Việt Nam, doanh thu tụt giảm thảm bại, thì vỡ. Vỡ tan tành.

Tôi ngồi điểm lại thấy nợ nần khắp nơi, trong đó có ba khoản chính: công nợ nhập hàng, chi phí nợ thuê văn phòng, và nợ lương nhân viên. Riêng kho hàng hơn một tỷ, mà cái "dở" là các đối tác rất tin tưởng nên cho lấy hàng thoải mái, lúc đầu 7-10 ngày thanh toán sau này thì cứ dồn lại.

Tôi quẫy đủ cách, đổi sản phẩm, chuyển văn phòng bé hơn, tất cả không ăn thua. Phải thừa nhận: Tôi đã vỡ nợ.

Vậy nếu rơi vào hoàn cảnh này, chúng ta phải làm gì?

1. Chấp nhận sự thật và thành thật với tất cả.

Đừng hứa hẹn nếu không chắc. Hãy thẳng thắn với bản thân và chủ nợ: "Em/tôi vỡ nợ thật rồi. Giờ đang nợ anh,vay mượn& chị từng này. Xin cho em đóng nợ,quot để tập trung đi cày".

Đừng trốn tránh. Nếu chủ nợ đòi gay gắt, các siêu xe? hãy đưa ra danh sách nợ của mình để họ thấy rủi ro của việc ép mình quá mức. Nhiều người sẽ chửi bới, đe dọa. Nhưng nếu mình giữ thái độ chân thành, phần lớn họ sẽ dần thông cảm.

2. Khóa lãi, chỉ trả gốc

Dừng ngay mọi khoản lãi. Nếu để lãi tiếp tục sinh sôi, bạn sẽ không bao giờ thoát ra được. Đàm phán cứng rắn nhưng tôn trọng: "Anh, chị giúp em đóng băng lãi. Em chỉ tập trung trả gốc".

Với các khoản nợ ngân hàng, đầu tiên các bạn hãy làm đơn trình bày khó khăn xin cơ cấu nợ, giãn nợ. Các ngân hàng có thể tạm thời đóng gốc lãi trong 6-12 tháng tùy điều kiện từng khách hàng cũng như chính sách từng thời điểm.

Tuy nhiên, thông thường sẽ rất khó để xin được, nên thực tế nhất là bạn hãy xoay xở một khoản để dành đóng lãi cho vài tháng tới,soi cầu đà nẵng vip một trong những cách khả thi nhất là "cầu cứu" những người thân thiết có khả năng giúp mình nhất. Ngoài ra, ở bước sau sẽ nói đến cách để có thể "cày" ra ngay thu nhập, và khoản này sẽ ưu tiên để trả lãi ngân hàng.

Thực tế thì lúc đầu ai cũng muốn đòi đủ cả gốc lẫn lãi, tuy nhiên sau khi hiểu hoàn cảnh của mình, mọi người hiểu bây giờ lấy được gốc trước là tốt lắm rồi. Và thực sự mình cũng không có đủ năng lực để trả lãi chồng lãi như vậy, sẽ chỉ càng thêm thảm hại cho cả đôi bên mà thôi.

Còn sau này khi "về bờ" được, sẽ có rất nhiều cách để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình.

3. Cắt giảm chi phí đến mức tối đa

Nhà thuê 5 triệu? Tìm chỗ ở miễn phí hoặc rẻ hơn. Có ô tô? Bán ngay để có tiền dự phòng. Ăn uống? Đơn giản nhất có thể. Giai đoạn đó tôi sang ở nhờ người anh là nhà báo, lúc thì ở cùng mấy cậu em thân thiết, tiền phòng được miễn phí, tiền ăn có thì đóng. Xe máy cũng bán, đổi sang chiếc xe cà tàng hơn, để lấy chút vốn làm ăn.

Có những ngày tôi nhớ đi uống trà đá cùng mấy cậu em cũng có cùng cảnh ngộ, mà phải nợ cô chủ quán trà gần cầu Lủ (Kim Giang, Hà Nội). Đến giờ, đi qua đó tôi vẫn thường vào gọi một ly trà nóng đặc nhâm nhi, và nghĩ về những ngày cơ cực ấy. Những ngày trong túi không có nổi 200 nghìn... Sống tối giản không phải mãi mãi, mà để vượt qua giai đoạn sinh tử này.

4. Làm ra tiền ngay lập tức

Không kén chọn. Xe ôm, bốc vác, shipper, làm gì có tiền ngay là làm. Mỗi ngày kiếm 300 -500 nghìn đồng là đủ để duy trì cuộc sống. Chán nản không giải quyết được vấn đề, mình may mắn là chưa bao giờ bỏ cuộc, mà luôn nghĩ cách để vùng dậy.

Lúc đó tôi chỉ nghĩ có cách nào để có thể kiếm được mỗi ngày vài trăm nghìn thôi. Và tôi vô tình phát hiện ra: Các bà nội trợ rất thích dùng thớt nghiến, thay vì thớt nhựa. Và khi tìm hiểu, thì phát hiện ra có những doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nghiến về, sản xuất thành thớt gỗ rất đẹp và bán rất nhiều ở các kênh truyền thống. Tuy nhiên, chưa ai bán online cả. Mà tôi lại có khả năng quảng cáo trên Facebook và Google. A, cơ hội của tôi đây rồi.

Vậy là tôi phi xe máy xuống Từ Sơn (Bắc Ninh), đàm phán nhập từng 5 triệu tiền hàng một. Tôi còn đi gặp hết kiểm lâm, nhà báo, luật sư nhờ tham vấn. Tôi cũng cải tiến sản phẩm có thêm quai, giá đỡ thớt bằng inox cho sạch... Quan trọng nhất là cảm giác mình vẫn kiểm soát được cuộc sống, không bị nhấn chìm. Để từng bước "ngoi lên".

5. Nghĩ về hướng đi dài hạn

Bạn giỏi cái gì nhất? Nếu từng làm xây dựng, sao không mở quán nhậu bình dân? Nếu biết rang xay cà phê, sao không bán cà phê cóc? Mọi chuyện bắt đầu từ nhỏ. Một cửa hàng nhỏ có thể phát triển thành hệ thống.

Trở lại, sau khi sống sót nhờ vụ buôn thớt nghiến, tôi tiếp tục tìm kiếm các sản phẩm khác để kinh doanh online. Và từ đó gây dựng lại cty. Trong quá trình đó, lần lượt trả nợ cho mọi người, mỗi lúc một ít, mỗi người một phần.

Và tôi nhận thấy rằng: Vỡ nợ không phải là dấu chấm hết. Nó là phép thử của cuộc đời.

Dang Duy Linh