Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội kết thúc hoạt động từ 15/1

Cập Nhật:2025-01-09 16:13    Lượt Xem:146

Chiều 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức lễ công bố 2 nghị quyết về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đã công bố Nghị quyết số 63 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Toàn cảnh Lễ công bố Nghị quyết (Ảnh: Phạm Thắng).

Theo nghị quyết này, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ kết thúc hoạt động từ 15/1. Chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học, cung cấp thông tin khoa học và Tạp chí Nghiên cứu lập pháp... sẽ được chuyển về Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Văn phòng Quốc hội tiếp nhận toàn bộ hồ sơ công chức, viên chức; tiếp nhận quản lý toàn bộ tài sản, hồ sơ tài liệu, con dấu, tài khoản của Viện Nghiên cứu lập pháp, trong đó, bao gồm công tác tài chính kế toán, thanh toán,Play Go88 quyết toán được thực hiện theo quy định của pháp luật; các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,Play Go88 các đề tài đang triển khai được bảo lưu cho đến khi có cơ quan tiếp nhận.

Việc tiếp nhận,Play Go88 sắp xếp,Play Go88 bố trí công chức,Play Go88 viên chức của Viện Nghiên cứu lập pháp phải đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Tiếp đó,nohu90 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn công bố Nghị quyết số 64 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam để chuyển chức năng, nhiệm vụ về Đài Truyền hình Việt Nam.

Nghị quyết nêu rõ Truyền hình Quốc hội kết thúc hoạt động kể từ ngày 15/1.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Lễ công bố (Ảnh: Phạm Thắng).

Văn phòng Quốc hội tiếp tục duy trì hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Quốc hội (Cổng Thông tin điện tử Quốc hội là đơn vị do Văn phòng Quốc hội thành lập trước thời điểm tiếp nhận Kênh Truyền hình Quốc hội, sau đó giao Truyền hình Quốc hội Việt Nam quản lý, thực hiện nhiệm vụ).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Văn phòng Quốc hội và Đài Truyền hình Việt Nam rà soát, nghiên cứu, thống nhất và báo cáo cấp có thẩm quyền để bàn giao chức năng, nhiệm vụ, cơ sở vật chất và nhân sự từ Truyền hình Quốc hội về Đài Truyền hình Việt Nam.

Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với viên chức và lao động của Truyền hình Quốc hội Việt Nam (số không chuyển sang Đài Truyền hình Việt Nam) theo đúng quy định.

Các nghị quyết nêu trên có hiệu lực thi hành từ ngày thông qua (7/1).

Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh chia sẻ tại Lễ công bố (Ảnh: Phạm Thắng).

Phát biểu tại lễ công bố, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp của tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam trong thời gian qua.

Nhấn mạnh "muốn phát triển cần có sự thay đổi", Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý quá trình tiếp nhận, sắp xếp, bố trí công chức, viên chức, người lao động phải được tiến hành đúng quy định, đảm bảo tinh gọn và hiệu lực, hiệu quả.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển và Tổng Giám đốc Truyền hình Quốc hội Việt Nam Lê Quang Minh sau khi chia sẻ về quá trình hoạt động của đơn vị đã nêu kỳ vọng phương án sắp xếp sẽ đảm bảo tiếp tục phát huy và tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động trong công tác nghiên cứu lập pháp cũng như công tác thông tin, tuyên truyền về Quốc hội thời gian tới.