Người dân chọn mua rau củ quả trong siêu thị - Ảnh: Q.ĐỊNH
Qua câu chuyện giá ngâm chất cấm được Bách Hóa Xanh bán ra, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện một hệ thống phân phối lớn thừa nhận dù nhà cung cấp đã được sàng lọc nhưng hiện nay việc kiểm soát hàng hóa vào siêu thị không dễ nếu siêu thị sợ tốn tiền cho khâu kiểm soát.
Không kiểm nghiệm thì không ổn"Mỗi năm chúng tôi tốn hàng chục tỉ đồng chỉ để lấy mẫu kiểm nghiệm nhưng đôi khi còn không an tâm vì nguồn hàng quá đa dạng. Do đó nếu siêu thị sợ tốn tiền, ngại đầu tư cho khâu kiểm nghiệm mà chỉ tin vào giấy tờ từ nhà cung cấp thì chất lượng hàng hóa sẽ rất hên xui, thậm chí rất không ổn khi nhà cung cấp tự làm bậy", vị này khẳng định.
Ở góc độ nhà cung cấp mặt hàng rau cho siêu thị nhiều năm qua, ông Trịnh Văn Đông (TP Thủ Đức) "bắt mạch" việc chất lượng hàng hóa của nhiều siêu thị đôi khi còn hên xui là do không quản lý được ở cơ sở.
Thực phẩm bẩn hoành hành: Nỗi lo giá đỗ ngâm hóa chấtĐỌC NGAYCụ thể, theo ông Đông, mỗi siêu thị có đến vài chục, chứng khoán Mỹ lao dốc vì Fed vài trăm, Mitsubishi Xforce bán chạy nhất nhóm CUV cỡ nhỏ thậm chí cả nghìn điểm bán và nhà cung cấp thì gần như ở khắp các nơi, Mua xe Dream cũ 15 triệu nên vuột mảnh đất 12 tỷ trong khi chất lượng và thương hiệu thì "thượng vàng hạ cám", đơn cử riêng mặt hàng giá hiện có hàng trăm nhà cung cấp cho các siêu thị từ cơ sở nhỏ lẻ đến công ty.
"Chính sách tổng đưa ra thì nghe rất ổn, nhưng ở điểm bán có tuân thủ hay không thì không chắc. Nếu không kiểm soát chặt điểm bán, bộ phận thu mua thì rất dễ phát sinh tiêu cực trong khâu nhập hàng, chất lượng hàng hóa nhập vào vì thế khó kiểm soát", ông Đông nói.
Cũng theo ông Đông, việc kiểm nghiệm phải duy trì thường xuyên và cần có xe kiểm nghiệm lưu động để kiểm tra đột xuất hàng hóa các nhà cung cấp, thậm chí ngay tại nơi sản xuất. Bởi hiện nay thường nhà cung cấp lựa hàng đẹp để chào hàng, nhưng theo thời gian nếu không kiểm soát thì khó duy trì chất lượng ổn định.
Cơ quan chức năng cũng gặp khóBà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cho rằng về công tác quản lý, đơn vị đã tăng kiểm tra định kỳ và đột xuất, Chính phủ cũng đã cho tăng số lần kiểm tra định kỳ doanh nghiệp. Tuy nhiên, cái khó là không đủ nhân lực và kinh phí để làm cho đủ, đặc biệt khâu lấy mẫu.
Cụ thể, hiện sở có khoảng 250 thanh tra viên chia thành 10 đội, mỗi đội phải phụ trách 3 quận huyện với số lượng doanh nghiệp và cửa hàng rất lớn, công việc nhiều.
Về khâu lấy mẫu kiểm tra, hiện gần như chỉ vận động là chính, bởi hiện luật không bắt buộc các siêu thị phải lấy mẫu kiểm tra một cách cụ thể và lấy như thế nào, bao lâu lấy mẫu một lần. Trong khi kinh phí nhà nước thì eo hẹp.